Recent Articles
Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015
Thuê máy chủ - Sau nhiều ngày viết vội liên tục thì mình đã hoàn thành một serie “step-by-step” để các bạn làm quen với VPS và cách sử dụng VPS để xây dựng một webserver hoàn chỉnh để chạy website WordPress (hoặc các mã nguồn PHP MySQL nào bạn thích)
Lưu ý, dù bạn dùng máy chủ riêng hay máy chủ ảo riêng (VPS) cũng đều sử dụng như nhau cả thôi. Mình gọi là VPS cho nó thân thiện.
Những gì bạn sẽ học được serie này?
Một trong những cái khó khăn nhất để chúng ta hiểu một cái gì đó chính là phải hiểu được nguồn cội của vấn đề. Bạn cần phải có một nền tảng kiến thức cơ bản thật vững chắc thì sau này bạn muốn tìm hiểu thêm cái gì nó cũng sẽ dễ dàng hơn.
Mình lấy ví dụ, bạn không biết qua các lệnh UNIX, bạn không biết webserver là gì,….thì bạn đọc một tutorial cài đặt và cấu hình webserver bạn có hiểu gì không?
Do đó, serie này mình tập trung ít vào việc xây dựng webserver nhưng sẽ tập trung sâu nhất về các vấn đề căn bản nhất trong việc quản trị một máy chủ sử dụng Linux. Mọi khái niệm quan trọng trên Linux mình đã giải thích rất cặn kẽ.
Mình cam kết là bạn sẽ có được vốn kiến thức Linux căn bản sau khi đọc qua serie này, từ đó bạn muốn cấu hình cái gì, chỉ cần search trên Google là ra một đống tha hồ mà đọc.
Nền tảng của serie này
Trong serie này, mình sẽ hướng dẫn bạn quản trị một máy chủ ảo Linux với cấu hình như sau:
- Hệ điều hành CentOS 6.4 hoặc CentOS 6.
CentOS 7không dùng cho serie này. - Apache Webserver.
- MySQL Server.
Do đó, không có thiết lập gì đặc biệt cả. Còn các thiết lập như cache, object cache thì tạm thời mình không đưa qua serie này vì lý do là nó có thể gây lỗi và không tương thích trên nhiều server, newbie sử dụng VPS không nên gặp các lỗi này sớm để tránh nản lòng. Nếu bạn thích mình sẽ có tutorial riêng cho từng phần.
Mục lục nội dung (có video)
Bạn có thể xem trang lưu trữ cho serie tại đường dẫn
- Phần 1 – Cẩm nang thuê VPS
- Phần 2 – Cách đăng nhập vào VPS
- Phần 3 – Làm việc với file/folder trên VPS
- Phần 4 – Quản lý user và cách sử dụng sudo
- Phần 5 – Tìm hiểu về sFTP
- Phần 6 – Chi tiết về CHMOD – Phân quyền file/folder
- Phần 7 – Cài đặt Apache Webserver và thêm domain vào VPS (VirtualHost)
- Phần 8 – Cài đặt PHP
- Phần 9 – Cài đặt MySQL & phpMyAdmin
- Phần 10 – Cài đặt WordPress & XCache
- Bonus: 3 cách kiểm tra hiệu suất VPS đơn giản
Trong serie này, mình sẽ sử dụng những công nghệ phổ biến nhất như MySQL, Apache thay vì các công nghệ khác ít phổ biến hơn như MariaDB và NGINX. Nếu bạn chưa có kiến thức gì nhiều về VPS thì mình khuyến khích bạn đọc serie này.
Một số serie khác liên quan đến máy chủ
Serie bảo mật máy chủ
Đây là serie mình sẽ viết trong tương lai gần (có thể là 1 tuần sau sẽ xong) để bạn biết thêm về một số vấn đề bảo mật trên VPS. Các bài viết trong serie này mình viết xong bài nào sẽ đăng bài đó nên bạn cứ theo dõi trong mục VPS là sẽ thấy, cũng như mình sẽ cập nhật ra đây.
Xem serie bảo mật máy chủ Linux
Backup & Restore dữ liệu trên máy chủ
Ở serie này, mình sẽ nói kỹ hơn về các phương thức backup và restore dữ liệu trên môi trường VPS để bạn có thể dễ dàng chủ động hơn trong việc backup hoặc chuyển máy chủ cho website.
Xem serie Backup & Restore trên máy chủ Linux.
Chuyển dữ liệu về VPS
Nếu bạn chưa biết cách chuyển dữ liệu website WordPress về VPS thì mình đã có làm video hướng dẫn tại đây.
Serie LEMP Webserver cho máy chủ
Một khi bạn đã nắm được cách sử dụng VPS căn bản rồi thì sẽ có khả năng tìm hiểu cách xây dựng một webserver thế nào để có tốc độ nhanh mà lại tối ưu.
LEMP là chữ viết tắt của các cụm từ Linux – EngineX – MariaDB – PHP-FPM, tức là cài đặt webserver sử dụng NGINX và PHP-FPM. Loại webserver này có hiệu suất rất cao, tiết kiệm tài nguyên.
Bắt đầu học cài LEMP.
Script tự cài LEMP Webserver
Nếu bạn đã nắm được cách sử dụng NGINX và thiết lập nó thì có thể bạn sẽ cần một ứng dụng để cài tự động NGINX Webserver lên máy chủ và có nhiều tính năng chuyên nghiệp. Có 2 lựa chọn dành cho bạn là:
- EasyEngine – Dành riêng tối ưu cho WordPress, hỗ trợ các công nghệ mới nhất.
- Centminmod – Dành cho các website sử dụng PHP & MySQL chung chung.
Nguồn: Thạch Phạm
Từ khóa gợi ý:
vps là gì
vps giá rẻ
vps free
vps trial
vps la gi
vps mien phi
vps vultr
vps google
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
VDO - Bài đánh giá pin quen thuộc cho thấy smartphone mini mới ra của LG có thời gian sử dụng pin về tổng thể lâu hơn 14 giờ so với G2.
Những thông tin công nghệ, công nghệ số luôn được cập nhật 24h tại blog thuemaychu24h.blogspot.com
G2 mini là model vừa mới được LG tung ra thị trường với mức giá 7,4 triệu đồng. Máy sở hữu thiết kế giống hệt G2 nhưng kích thước được thu gọn lại, với màn hình 4,7 inch thay vì 5,2 inch đi kèm độ phân giải thấp hơn. Cấu hình máy cũng được thu lại khi dùng chip Snapdragon 400 thay vì 800, cùng viên pin 2.440 mAh thay vì 3.000 mAh. Tuy vậy, G2 mini lại hỗ trợ tới 2 khe cắm SIM.
Thực tế, thay đổi bên trong giúp cho G2 mini có thời gian sử dụng pin tổng thể ấn tượng hơn bản gốc. Trong bài đánh giá quen thuộc từ GSM Arena, mẫu smartphone mini của LG cho thời gian sử dụng nói chung lên tới 76 giờ, hơn tới 14 giờ nếu so với 62 giờ của đàn anh G2. Kết quả này tương đương với việc máy có thể sử dụng được hơn 3 ngày, nếu chỉ đàm thoại qua mạng 3G, lướt web với Wi-Fi hay xem phim mỗi giờ một ngày.
Tuy nhiên, trong từng bài thử riêng lẻ, G2 mini cho thấy không phải khả năng sử dụng và tiết kiệm pin của nó vượt mặt hoàn toàn G2. Thực tế, nếu đàm thoại qua mạng 3G, mỗi lần sạc đầy pin cho phép model thu nhỏ của LG có thể hoạt động liên tục tới 18 giờ 11 phút, trong khi ở G2 thời gian này lên tới 25 giờ 1 phút.
Màn hình là yếu tố quyết định trong bài thử này khi G2 không cần sử dụng đến màn hình 5,2 inch Full HD, linh kiện được cho là tiêu tốn nhiều điện năng hơn nếu phải so với màn 4,7 inch qHD của G2 mini khi hoạt động.
Ở bài test thứ hai về thời gian lướt mạng qua kết nối Wi-Fi, G2 mini dù rút ngắn được chênh lệch so với bản gốc nhưng kết quả vẫn xếp dưới. Trong khi chỉ có được thời gian sử dụng liên tục là 11 giờ 2 phút, thì G2 bản gốc đạt được 11 giờ 22 phút.
Bài thử riêng biệt cuối cùng, G2 bản gốc tiếp tục cho thấy thời gian sử dụng nhỉnh hơn khi nó đạt thời gian sử dụng liên tục tới 11 giờ 51 phút, trong khi bản mini dừng lại ở mức 10 giờ 23 phút.
Sự chênh lệch giữa kết quả tổng thể và từng phần riêng lẻ cho thấy, G2 mini quản lý pin tốt hơn G2 trong thời gian chờ. So với các model mini đối thủ như S4 mini (54 giờ) và HTC One mini (40 giờ), thời gian sử dụng pin nói chung của model tới từ LG cũng vượt trội hơn nhiều.
Tuy nhiên, trong từng bài thử riêng lẻ, G2 mini cho thấy không phải khả năng sử dụng và tiết kiệm pin của nó vượt mặt hoàn toàn G2. Thực tế, nếu đàm thoại qua mạng 3G, mỗi lần sạc đầy pin cho phép model thu nhỏ của LG có thể hoạt động liên tục tới 18 giờ 11 phút, trong khi ở G2 thời gian này lên tới 25 giờ 1 phút.
Màn hình là yếu tố quyết định trong bài thử này khi G2 không cần sử dụng đến màn hình 5,2 inch Full HD, linh kiện được cho là tiêu tốn nhiều điện năng hơn nếu phải so với màn 4,7 inch qHD của G2 mini khi hoạt động.
Ở bài test thứ hai về thời gian lướt mạng qua kết nối Wi-Fi, G2 mini dù rút ngắn được chênh lệch so với bản gốc nhưng kết quả vẫn xếp dưới. Trong khi chỉ có được thời gian sử dụng liên tục là 11 giờ 2 phút, thì G2 bản gốc đạt được 11 giờ 22 phút.
Bài thử riêng biệt cuối cùng, G2 bản gốc tiếp tục cho thấy thời gian sử dụng nhỉnh hơn khi nó đạt thời gian sử dụng liên tục tới 11 giờ 51 phút, trong khi bản mini dừng lại ở mức 10 giờ 23 phút.
Sự chênh lệch giữa kết quả tổng thể và từng phần riêng lẻ cho thấy, G2 mini quản lý pin tốt hơn G2 trong thời gian chờ. So với các model mini đối thủ như S4 mini (54 giờ) và HTC One mini (40 giờ), thời gian sử dụng pin nói chung của model tới từ LG cũng vượt trội hơn nhiều.
Tìm kiếm google:
dien thoai lg g2
the gioi di dong
gia lg g2
lg g2 tinhte
lg g2 gia bao nhieu
lg g2 vatgia
lg optimus g
lg g pro
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)